Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2009

DIMETHYLFORMAMIDE, D.M.F, ( STEEL new DRUM and BULK)


DIMETHYL FORMAMIDE(D.M.F)

CTPT : C3H7ON
Tên khác : Formic acid dimethylamide

I. Tính chất
- D.M.F là dung môi phân cực, tan trong nước, bay hơi chậm, nhiệt độ sôi cao, sẵn sàng hoà tan khí và nhiều chất vô cơ và hữu cơ khác, có hằng số điện môi cao.
- D.M.F là một chất lỏng ưa nước, trong suốt, có mùi đặc trưng, màu nhạt. Nó tan trong nước, cồn, ether, ketone, ester, hydrocacbon vòng. Nó chỉ tan một phần hoặc không tan trong hydrocacbon mạch thẳng.
- Ở nhiệt độ tới hạn, dung dịch D.M.F ít bị thuỷ phân.Tuy nhiên, nếu thêm acid hoặc baze sẽ làm tăng sự thuỷ phân của D.M.F tạo ra acid formic và dimethylamine.
II. Ứng dụng
- D.M.F có khả năng hoà tan cao do cấu trúc phân tử của nó
- D.M.F là một dung môi rất thích hợp cho muối và các hợp chất có trọng lượng phân tử cao do :
· Hằng số điện môi cao
http://www.thchemicals.blogspot.com, http://thchemicals.com, http://dungmoi.com
· Tính chất cho electron
· Có khả năng tạo thành phức chất.
1. Dung môi cho ngành nhựa
- Sợi Polyacrylonitrile
http://www.thchemicals.blogspot.com, http://thchemicals.com, http://dungmoi.com
- Dung dịch Polyacrylonitrile trong D.M.F có nồng độ tương đối cao và độ nhớt của dung dịch thích hợp dùng trong đánh sợi. Do nhiệt độ sôi thấp do đó có thể thu hồi, tinh chế và tái sử dụng. Lượng nhỏ dung môi không tinh khiết (D.M.F và acid formic) sẽ ảnh hưởng đáng kể đến độ nhớt của dung dịch đánh sợi và ảnh hưởng đến độ trắng và độ bền của sợi
- D.M.F được dùng rộng rãi để trong đánh sợi khô.

2. Sơn Polyurethane
- D.M.F được dùng làm dung môi cho sơn PU, trong quá trình đông tụ PU được hoà tan bằng D.M.F tinh khiết. Nếu là sơn quét dung dịch được pha loãng bằng các chất pha loãng thích hợp.
3. Màng nylon
- Làm tăng tính co dãn của màng nylon
4. Dung môi cho vecni cách điện
- Do D.M.F có nhiệt độ sôi cao và khả năng hoà tan tốt nên rất thích hợp cho sản xuất vecni cách điện có nhựa polyamide, nhựa PU. Các vecni này cực kỳ kháng nhiệt và chống ăn mòn.
5. Chất làm sạch khí
- Vì D.M.F là một dung môi hoà tan mạnh các loại Hydrocacbon và khí xác định. Nó được dùng để lấy đi :
* Khí Acetylene từ hơi khí Ethylene
* Butadiene
* HCl,H2S và SO2 khỏi hỗn hợp khí có CO
6. Chất trích ly
- Dùng D.M.F và hỗn hợp dung môi có D.M.F để tinh chế dịch trích ly các Hydrocacbon thơm. Nó cũng được dùng để ly trích các hợp chất hữu cơ, các sản phẩm tự nhiên, các chất tinh khiết từ hỗn hợp.
http://www.thchemicals.blogspot.com, http://thchemicals.com, http://dungmoi.com
7. Dung môi để điện giải
- Vì D.M.F tinh khiết có hằng số điện môi cao nên nó có thể hoà tan nhiều loại muối, duy trì dung dịch có độ nhớt thấp trong giới hạn nhiệt độ rộng, điều này cực kỳ có ích cho điện phân.
8. Dùng D.M.F trong công nghiệp tái chế và tinh khiết
- Hỗn hợp D.M.F và nước, D.M.F và cồn cho kết quả tốt trong quá trình tái chế, đặc biệt đối với các hợp chất dị vòng và hợp chất thơm.
- D.M.F được dùng để tinh chế và tái chế thuốc nhuộm, chất tăng trắng nhờ hiệu ứng quang học và màu.D.M.F cũng là một thành phần trong điều chế màu
9. Làm môi trường phản ứng
- D.M.F hoà tan nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ, do đó nó được dùng làm môi trường cho các phản ứng hữu cơ. Nó cũng là chất xúc tác cho phản ứng.
10. Nguyên liệu để tổng hợp
- D.M.F là nguyên liệu để tổng hợp :
* Aldehyde
* D.M.F Acetate
* Amide
* Amine
* Ester



Name : Trần Hưng Cường (Mr.) called W.C
EMAIL: sapa_chemicals@yahoo.com
Add : 450 Lý Thái Tổ Street - District 10 - Hồ chí minh city - ViệtNam.
Tel : +84909919331
skye : sapa_chemicals
yahoo: sapa_chemicals

CHẤT LÀM KHÔ MÀNG SƠN, Drier for Alkyd Resins


XÚC TIẾN KIM LOẠI - CHẤT LÀM KHÔ MÀNG SƠN

Chất xúc tiến kim loại là muối của kim loại chuyển tiếp như : Cobalt, chì, mangan, ceri….và các acid như : naphthenic, lenoleic, octonic…. hoà tan tốt trong po. Loại xúc tác này thường dùng chung với các chất khơi mào dạng hydroperoxit( MEKP,HCH) naphthenic- cobalt là loại thông dụng nhất thường dùng với lượng 0,002-0,02% cobalt kim loại so với nhựa .
1. Các kim loại làm khô
- Các kim loại làm khô quan trọng nhất là : Co, chì, cerium, zirconium, canxi và kẽm. Các kim loại làm khô chủ yếu hoạt động như chất oxy hoá hoặc chất xúc tác trùng hợp. Có sự khác nhau rất lớn về hoạt động của các kim loại làm khô, có thể dùng kết hợp các chất làm khô để thu được tính năng làm khô tối ưu.
http://www.thchemicals.blogspot.com, http://thchemicals.com, http://dungmoi.com
- Các kim loại thúc đẩy sự oxy hoá được gọi là chất làm khô hoạt động như : Co, Mn. Còn các kim loại xúc tác quá trình trùng hợp được gọi là chất làm khô phụ trợ như : Chì, Ca, Kẽm, Zirconium. Mỗi loại kim loại làm khô có các tính chất và đặc trưng riêng
a. Chì (Pb 32%)
- Chì là chất xúc tiến phụ trợ quan trọng nhất. Nó được dùng kết hợp với chất làm khô hoạt động Co. Chì thúc đẩy hoàn toàn quá trình làm khô bởi tác dụng trùng hợp
- Lượng dùng : 0,2-1 % trên khối lượng chất nhựa (alkyd)
- Hiện nay, lượng chì cho phép dùng trong sơn gia dụng đến 0,86%. Nhưng ngày nay có xu hướng dùng hỗn hợp Ca va Zirconium thay thế cho chì.
- Chì được sử dụng với chất làm khô hoạt động/ chất làm khô bề mặt để xúc tiến độ rắn chắc qua quá trình làm khô hoàn toàn màng, không ảnh hưởng đến độ mềm dẻo của màng sơn. Thường dùng thêm lựơng nhỏ Ca kết hợp với chì
http://www.thchemicals.blogspot.com, http://thchemicals.com, http://dungmoi.com
- Chì không được dùng trong sơn aluminium vì nó sẽ khử hiệu ứng leafing và trong sơn chống khối nữa
b.Cobalt Oatoate( Co 10%)
- Cobalt là chất làm khô hoạt động nhất vì nó làm khô màng bằng sự oxy hoá. Co thường dùng kết hợp với chì để tác dụng làm khô hoàn toàn tốt.
- Trong sơn sấy, lượng Co được dùng từ 0.005-0.2% / khối lựơng nhựa. Nó cũng được dùng làm chất làm khô cho mực in và vecni.
c.Managanse Octoate (Mn 10%)
- Mn hoạt hoá sự oxy hoá và sự trùng hợp , tạo ra bề mặt khô hoàn toàn. Khi kết hợp với chì, Mn có thể thay thế một phần Co. Mn tạo cho lớp sơn hoàn thiện rắn chắc và bền. Nó cũng được dùng trong sơn sấy.
http://www.thchemicals.blogspot.com, http://thchemicals.com, http://dungmoi.com
- Lượng Mn được dùng từ 0.05-0.2 % kết hợp với chì hoặc Zirconium và Co.
d. Calcium Octoate (Ca 5%, 10%)
- Ca là chất làm khô phụ trợ. Một mình nó không có tác dụng làm khô. Khi kết hợp với Co/Mn, Ca có thể thay thế cho chì được dùng trong sơn sấy. Ca cũng được dùng trong sơn sấy. Ca cũng đựơc dùng để ổn định chì trong những lớp sơn nhạy cảm với nứơc hoặc những sơn có acid tự do như Alkyd có giá trị pH cao.
- Lượng dùng từ : 0.02-0.2% trên khối lượng nhựa.
f.Zirconium Octoate (Zir 12 %)
http://www.thchemicals.blogspot.com, http://thchemicals.com, http://dungmoi.com
- Là chất làm khô phụ trợ kết hợp với Co/Mn và là chất thay thế hữu hiệu cho chì. Độ bóng, màu sắc,thời gian khô, tính mềm dẻo và các đặc tính bề mặt khác đều đựơc cải thiện.
- Lượng dùng là :0.03-0.2% trên khối lượng nhựa.
- Zircinium ở dạng cô đặc hoạt động như chất làm khô phụ trợ cho sơn, mực in có độ nhớtcao. Zirconium không thực hiện tốt chức năng dưới điều kiện làm khô bất lợi như nhịêt độ thấp và độ ẩm cao. Khi kết hợp với Ca, Zir tạo được thời gian khô thích hợp và lớp sơn hoàn thiện ít nhạy cảm.


Drier for Alkyd Resins

Reports on a comprehensive study of the effects of different driers on film properties of alkyd resin. The driers selected for study were calcium naphthanate and the octoates of cobalt, manganese, lead and zirconium. The properties studied were hardness, adhesion, flexibility, film formation, skinning tendency, water and acid resistance, viscosity and drying time. Concludes that driers not only dry coatings (paints, varnishes, resigns, inks) but have significant effect on the film properties. Infers that a combination of manganese, lead and zirconium can be used as the most promising drier system for better coating properties. http://www.thchemicals.blogspot.com, http://thchemicals.com, http://dungmoi.com



EMAIL: sapa_chemicals@yahoo.com

Name : Trần Hưng Cường (Mr.) called W.C
Add : 450 Lý Thái Tổ Street - District 10 - Hồ chí minh city - ViệtNam.
Tel : +84909919331 //
+84907919331
skye : sapa_chemicals
yahoo: sapa_chemicals

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2009

LƯU HUỲNH, SULFUR, S 99,99%


LƯU HUỲNH, sulfur ( LUMP, PASTILE, FLAKES, POWDER )

Lưu huỳnh là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu S và số nguyên tử 16. Nó là một phi kim phổ biến, không mùi, không vị, nhiều hóa trị. Lưu huỳnh, trong dạng gốc của nó là chất rắn kết tinh màu vàng chanh. Trong tự nhiên, nó có thể tìm thấy ở dạng đơn chất hay trong các khoáng chất sulfua và sulfat. Nó là một nguyên tố thiết yếu cho sự sống và được tìm thấy trong hai axít amin. Sử dụng thương mại của nó chủ yếu trong các phân bón nhưng cũng được dùng rộng rãi trong thuốc súng, diêm, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm. http://www.thchemicals.blogspot.com, http://thchemicals.com, http://dungmoi.com

Các đặc trưng nổi bật
Burning-sulfur.png Ở nhiệt độ phòng, lưu huỳnh là một chất rắn xốp màu vàng nhạt. Mặc dù lưu huỳnh không được ưa thích do mùi của nó - thường xuyên bị so sánh với mùi trứng ung - mùi này thực ra là đặc trưng của sulfua hiđrô (H2S); còn lưu huỳnh đơn chất không có mùi. Nó cháy với ngọn lửa màu xanh lam và tỏa ra điôxít lưu huỳnh, với mùi ngột ngạt dị thường. Lưu huỳnh không hòa tan trong nước nhưng hòa tan trong đisulfua cacbon và các dung môi không phân cực khác. Các trạng thái ôxi hóa phổ biến của nó là -2, +2, +4 và +6. Lưu huỳnh tạo thành các hợp chất ổn định với gần như mọi nguyên tố, ngoại trừ các khí trơ.
Lưu huỳnh trong trạng thái rắn thông thường tồn tại như là các phân tử vòng dạng vòng hoa S8. Lưu huỳnh có nhiều thù hình bên cạnh S8. Loại một nguyên tử từ vòng sẽ là S7, đây là nguyên nhân cho màu vàng đặc trưng của lưu huỳnh. Nhiều vòng khác cũng được điều chế ra, bao gồm S12 và S18. Trái lại, nguyên tố ôxy cùng phân nhóm nhưng nhẹ hơn về cơ bản chỉ tồn tại trong hai dạng cơ bản có ý nghĩa hóa học là: O2 và O3. Selen, nguyên tố nặng hơn cùng phân nhóm với lưu huỳnh có thể tạo ra các vòng nhưng thông thường nó nằm trong chuỗi polyme. http://www.thchemicals.blogspot.com, http://thchemicals.com, http://dungmoi.com

Tinh thể lưu huỳnh rất phức tạp. Phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể, các thù hình của lưu huỳnh tạo thành vài cấu trúc tinh thể khác nhau, với các dạng hình thoi và xiên đơn S8 là các dạng được nghiên cứu kỹ nhất.
Một tính chất đáng chú ý là độ nhớt của lưu huỳnh nóng chảy, không giống như phần lớn các chất lỏng khác, tăng lên theo nhiệt độ do sự hình thành các chuỗi polyme. Tuy nhiên, sau khi đã đạt được một khoảng nhiệt độ nhất định thì độ nhớt lại bị giảm do đã đủ năng lượng để phá vỡ chuỗi polyme.
Lưu huỳnh vô định hình hay "dẻo" có thể được tạo ra khi làm nguội nhanh lưu huỳnh nóng chảy. Các nghiên cứu tinh thể bằng tia X chỉ ra rằng dạng vô định hình có thể có cấu trúc xoắn ốc với 8 nguyên tử trên một vòng. Dạng này là ổn định động ở nhiệt độ phòng và dần dần chuyển ngược thành dạng kết tinh. Tiến trình này diễn ra trong vòng vài giờ hay vài ngày nhưng có thể tăng tốc nhờ xúc tác.
Ứng dụng
Lưu huỳnh có nhiều ứng dụng công nghiệp. Thông qua dẫn xuất chính của nó là axít sulfuric (H2SO4) thì lưu huỳnh được đánh giá như là một trong các nguyên tố quan trọng nhất được sử dụng như là nguyên liệu công nghiệp. Nó là quan trọng bậc nhất đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế thế giới.
Sản xuất axít sulfuric là sử dụng cuối chủ yếu của lưu huỳnh, và việc tiêu thụ axít sulfuric được coi như một trong các chỉ số tốt nhất về sự phát triển công nghiệp của một quốc gia. Axít sulfuric được sản xuất hàng năm ở Hoa Kỳ nhiều hơn bất kỳ hóa chất công nghiệp nào khác.
Lưu huỳnh cũng được sử dụng trong ắc quy, bột giặt, lưu hóa cao su, thuốc diệt nấm và trong sản xuất các phân bón phốtphat. Các sulfit được sử dụng để làm trắng giấy và làm chất bảo quản trong rượu vang và làm khô hoa quả. Do bản chất dễ cháy của nó, lưu huỳnh cũng được dùng trong các loại diêm, thuốc súng và pháo hoa. Các thiosulfat natri và amôni được sử dụng như là các tác nhân cố định trong nhiếp ảnh. Sulfat magiê, được biết dưới tên gọi muối Epsom có thể dùng như thuốc nhuận tràng, chất bổ sung cho các bình ngâm (xử lý hóa học), tác nhân làm tróc vỏ cây, hay để bổ sung magiê cho cây trồng.
Cuối thế kỷ 18, các nhà sản xuất đồ gỗ sử dụng lưu huỳnh nóng chảy để tạo ra các lớp khảm trang trí trong các sản phẩm của họ. Do điôxít lưu huỳnh được tạo ra trong quá chình nung chảy lưu huỳnh nên các đồ gỗ với lớp khảm lưu huỳnh đã bị loại bỏ rất nhanh. http://www.thchemicals.blogspot.com, http://thchemicals.com, http://dungmoi.com

Vai trò sinh học
Các axít amin cystein và methionin chứa lưu huỳnh, cũng như mọi polypeptid, protein và enzym có chứa các axít amin này. Điều đó làm cho lưu huỳnh trở thành thành phần cần thiết cho mọi tế bào. Các liên kết đisulfua giữa các polypeptid là rất quan trọng trong sự tạo thành và cấu trúc của protein. Homocystein và taurin cũng là các axít amin chứa lưu huỳnh nhưng nhưng không được mã hóa bởi ADN và chúng cũng không phải là một phần của cấu trúc sơ cấp của các protein. Một số dạng vi khuẩn sử dụng sulfua hiđrô (H2S) thay vào vị trí của nước như là chất cung cấp electron trong các tiến trình thô sơ tương tự như quang hợp. Thực vật cũng hấp thụ lưu huỳnh từ đất trong dạng các ion sulfat. Lưu huỳnh vô cơ tạo thành một phần của các cụm sắt-lưu huỳnh, và lưu huỳnh là chất cầu nối trong vị trí CuA của cytochrom c ôxidaza. Lưu huỳnh là thành phần quan trọng của coenzym A
Ảnh hưởng môi trường
Sự đốt cháy than và dầu mỏ trong công nghiệp và các nhà máy điện giải phóng ra một lượng lớn điôxít lưu huỳnh SO2, nó sẽ phản ứng với hơi nước và ôxy có trong khí quyển để tạo ra axít sulfuric. Đây là nguyên nhân của các trận mưa axít và làm giảm pH của đất cũng như các khu vực chứa nước ngọt, tạo ra những tổn thất đáng kể cho môi trường tự nhiên và gây ra phong hóa hóa học đối với các công trình xây dựng và kiến trúc. Các tiêu chuẩn về nhiên liệu đã thắt chặt các chỉ tiêu về hàm lượng lưu huỳnh trong các nhiên liệu hóa thạch để giảm thiểu sự hình thành của mưa axít.Lưu huỳnh được tách ra từ các nhiên liệu này sau đó sẽ được làm tinh khiết và tạo ra một phần lớn của sản lượng lưu huỳnh được sản xuất.
Lịch sử
SulfurCrystal.jpg Lưu huỳnh (tiếng Phạn, sulvere; tiếng Latinh sulpur) đã được biết đến từ thời cổ đại, và nó được nhắc đến trong Pentateuch của Kinh Thánh (Sáng thế ký). Các phiên dịch ra tiếng Anh của nó đều coi lưu huỳnh như là "brimstone", tạo ra tên gọi của các bài thuyết giáo 'Fire and brimstone', trong đó địa ngục và sự quở trách của Thượng đế đối với những kẻ có tội được nhấn mạnh. Nó có từ phần của Kinh Thánh cho rằng địa ngục có mùi của lưu huỳnh.
Trong tiếng Ả Rập sufra có nghĩa là màu vàng, có từ màu sáng của dạng tự nhiên của lưu huỳnh và người ta cho rằng nó là nguyên từ của các tên gọi để chỉ lưu huỳnh trong ngôn ngữ của một số quốc gia châu Âu hiện nay.
Homer đã đề cập tới "lưu huỳnh ngăn ngừa các loài phá hoại" từ thế kỷ 9 TCN và năm 424 TCN thì bộ tộc ở Boeotia đã tiêu hủy các bức tường của thành phố bằng cách đốt hỗn hợp than, lưu huỳnh và hắc ín dưới chân tường. Vào khoảng thế kỷ 12, người Trung Quốc đã phát minh ra thuốc súng, nó là hỗn hợp của nitrat kali (KNO3), cacbon và lưu huỳnh. Các nhà giả kim thuật ban đầu cho lưu huỳnh ký hiệu giả kim thuật là một tam giác ở đỉnh của chữ thập. Vào những năm cuối thập niên 1770, Antoine Lavoisier đã củng cố niềm tin của cộng đồng khoa học khi cho rằng lưu huỳnh là một nguyên tố chứ không phải hợp chất.
Năm 1867 lưu huỳnh đã được phát hiện trong các mỏ ở Louisiana và Texas. Lớp nằm trên của nó là cát chảy đã ngăn cản các hoạt động khai thác thông thường. Vì thế quy trình Frasch đã nảy sinh và được thực hiện.
Sự phổ biến http://www.thchemicals.blogspot.com, http://thchemicals.com, http://dungmoi.com

SulfurUSGOV.jpg NZ sulfur NI.jpg Wai-o-tapu, New Zealand.]]
Lưu huỳnh dạng đơn chất có thể tìm thấy ở gần các suối nước nóng và các khu vực núi lửa tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là dọc theo vành đai lửa Thái Bình Dương. Các nguồn phổ biến này là cơ sở cho tên gọi truyền thống brimstone, do lưu huỳnh có thể tìm thấy gần các miệng núi lửa. Các trầm tích núi lửa hiện được khai thác tại Indonesia, Chile và Nhật Bản.
Các mỏ đáng kể của lưu huỳnh đơn chất cũng tồn tại trong các mỏ muối dọc theo bờ biển thuộc vịnh Mexico và trong các evaporit ở Đông Âu và Tây Á. Lưu huỳnh trong các mỏ này được cho là có được nhờ hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí đối với các khoáng chất sulfat, đặc biệt là thạch cao. Các mỏ này là nền tảng của sản xuất lưu huỳnh công nghiệp tại Hoa Kỳ, Ba Lan, Nga, Turkmenistan và Ukraina.
Lưu huỳnh thu được từ dầu mỏ, khí đốt và cát dầu Athabasca đã trở thành sự cung cấp lớn trên thị trường, với các kho dự trữ lớn dọc theo Alberta.
AlbertaSulfurAtVancouverBC.jpg, được chuẩn bị giao hàng tại Vancouver, B. C..]] Các hợp chất chứa lưu huỳnh nguồn gốc tự nhiên phổ biến nhất là các sulfua kim loại, như pyrit (sulfua sắt), cinnabar hay chu sa (sulfua thủy ngân), galen (sulfua chì), sphalerit (sulfua kẽm) và stibnit (sulfua antimon) cũng như các sulfat kim loại, như thạch cao (sulfat canxi), alunit (sulfat nhôm kali) và barit (sulfat bari). Sulfua hiđrô là một chất khí tạo ra mùi đặc trưng của trứng thối. Trong tự nhiên, nó có trong các phun trào núi lửa, chẳng hạn từ các miệng phun thủy nhiệt, và do tác động của vi khuẩn với các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh khi bị phân hủy.
Các màu đặc trưng của các vệ tinh núi lửa của sao Mộc, như Io, là do các dạng khác nhau của lưu huỳnh gây ra (nóng chảy, rắn hay khí). Các khu vực sẫm màu trên Mặt Trăng gần hố Aristarchus có thể là mỏ lưu huỳnh. Lưu huỳnh cũng tồn tại trong nhiều loại thiên thạch.
Hợp chất
Sulfua hiđrô có mùi đặc trưng của trứng thối. Khi hòa tan trong nước nó có tính axít và phản ứng với nhiều kim loại để tạo ra các sulfua kim loại. Các sulfua kim loại khá phổ biến, đặc biệt là của sắt. Sulfua sắt còn được gọi là pyrit cũng như khoáng sản màu vàng. Một điều thú vị là pyrit có các tính chất bán dẫn *. Galen là sulfua chì tự nhiên, là chất bán dẫn đầu tiên được phát hiện và nó đã từng được dùng làm bộ chỉnh lưu tín hiệu trong các "râu mèo" của các radio tinh thể đầu tiên.
Nhiều hợp chất hữu cơ của lưu huỳnh với mùi khó ngửi như các êtyl và mêtyl mecaptan được dùng làm chất tạo mùi cho khí đốt nhằm dễ dàng phát hiện rò rỉ. Mùi của tỏi và "mùi hôi như chồn hôi" cũng do các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh gây ra. Tuy nhiên, không phải mọi hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh đều có mùi khó ngửi, chẳng hạn, terpen-một hợp chất chứa lưu huỳnh là tác nhân tạo ra mùi thơm đặc trưng của quả bưởi chùm.
Nitrua lưu huỳnh polyme hóa có các tính chất của kim loại mặc dù nó không chứa bất kỳ một nguyên tử kim loại nào. Hợp chất này cũng có các tính chất điện và quang học bất thường. Polyme này có thể tạo ra từ têtranitrua têtra lưu huỳnh S4N4.
Các hợp chất quan trọng khác của lưu huỳnh còn có:
Vô cơ:
Các sulfua (S2-) là các hợp chất đơn giản nhất của lưu huỳnh với các nguyên tố hóa học khác.
Các sulfit (SO32-), các muối của axít sulfurơ, H2SO3, được tạo ra bằng cách hòa tan SO2 trong nước. Axít sulfurơ và các sulfit tương ứng là các chất khử tương đối mạnh. Các hợp chất dẫn xuất khác từ SO2 còn có các ion pyrosulfit hay mêtabisulfit (S2O52−).
Các sulfat (SO42-), các muối của axít sulfuric. Axít sulfuric cũng phản ứng với SO3 trong các tỷ lệ đẳng phân tử gam để tạo ra axít pyrosulfuric (H2S2O7).
Các thiôsulfat (đôi khi được gọi là thiôsulfit hay "hyposulfit") (S2O32−)- như thiôsulfat natri được dùng như các chất cố định trong nhiếp ảnh (trong vai trò của các chất khử) và thiôsulfat amôni đã được phát hiện như là chất thay thế cho các xyanua trong lọc quặng vàng *.
Đithiônit natri, Na2S2O4 tạo ra từ axít hyposulfurơ/đithiônơ - là một chất khử mạnh.
Đithiônat natri (Na2S2O6)
Các axít polythiônic (H2SnO6), trong đó n dao động từ 3 đến 80.
Axít perôxymônôsulfuric (H2SO5) và axít perôxyđisulfuric (H2S2O8)-được điều chế từ phản ứng của SO3 hay H2SO4 với H2O2 đậm đặc một cách tương ứng.
Các polisulfua natri (Na2Sx)
Hexaflorua lưu huỳnh, SF6, một tác nhân đẩy nặng, dạng khí, không phản ứng và không độc
Têtranitrua têtra lưu huỳnh S4N4.
Các thiôxyanat là các hợp chất chứa ion thiôxyanat, SCN-. Liên quan đến các ion này là thiôxyanôgen, (SCN)2.
Hữu cơ:
đimêtyl sulfôniôprôpiônat (DMSP; (CH3 )2S+CH2CH2COO-) là thành phần trung tâm của chu trình lưu huỳnh hữu cơ trong đại dương.
Các thiôête là các phân tử với công thức tổng quát dạng R-S-R′, trong đó R và R′ là các nhóm hữu cơ. Các chất này là sự tương đương của các ête (lưu huỳnh thay thế ôxy).
Các thiol (hay mecaptan) là các phân tử với nhóm chức -SH. Chúng là các chất tương đương với rượu (lưu huỳnh thay thế ôxy).
Các thiolat có nhóm chức -S- gắn vào. Chúng là các chất tương đương của các ankôxít (lưu huỳnh thay thế ôxy).
Sulfôxít là các phân tử với nhóm chức R-S(=O)-R′, trong đó R và R′ là các nhóm hữu cơ. Một chất phổ biến trong số các sulfôxít là DMSO.
Sulfon là các phân tử với nhóm chức R-S(=O)-R′, trong đó R và R′ là các nhóm hữu cơ.
Thuốc thử Lawesson là thuốc thử hóa học có thể lấy ôxy từ các chất hữu cơ khác và thay nó bằng lưu huỳnh.
Naptalen-1,8-điyl 1,3,2,4-đithiađiphốtphetan 2,4-đisulfua
Đồng vị
Lưu huỳnh có 18 đồng vị, trong đó 4 đồng vị ổn định: S32 (95,02%), S33 (0,75%), S34 (4,21%) và S36 (0,02%). Các đồng vị khác và S35 là các đồng vị phóng xạ và có chu kỳ bán rã ngắn. S35 được tạo ra từ sự bắn phá của các tia vũ trụ với Ar40 trong khí quyển Trái Đất. Nó có chu kỳ bán rã là 87 ngày.
Khi các khoáng chất sulfua theo nước mưa xuống đất thì cân bằng đồng vị giữa các thể rắn và các thể lỏng có thể sinh ra sự sai biệt nhỏ trong các giá trị của dS34 của các khoáng chất cùng nguồn gốc. Sự khác biệt trong các khoáng chất có thể sử dụng để ước tính nhiệt độ của cân bằng. dC13 và dS34 của các cacbonat cùng tồn tại và các sulfua có thể sử dụng để xác định pH và độ khó giữ ôxy của các chất lỏng mang theo quặng trong quá trình hình thành quặng. http://www.thchemicals.blogspot.com, http://thchemicals.com, http://dungmoi.com

Trong phần lớn các hệ sinh thái rừng, sulfat chủ yếu thu được từ khí quyển hay sự phong hóa của các quặng khoáng sản và các chất đã thoát hơi nước cũng cung cấp một lượng lưu huỳnh nhỏ. Lưu huỳnh với thành phần đồng vị đặc biệt được sử dụng để xác định các nguồn ô nhiễm, và lưu huỳnh được làm giàu được thêm vào dưới dạng dấu vết trong các nghiên cứu thủy học. Các khác biệt trong độ phổ biến tự nhiên cũng được sử dụng trong các hệ thống mà trong đó có các biến đổi đủ lớn của S34 trong thành phần của hệ sinh thái.
Phòng ngừa
Các chất như đisulfua cacbon, ôxysulfua cacbon, sulfua hiđrô và điôxít lưu huỳnh cần phải rất cẩn thận khi tiếp xúc.
Mặc dù điôxít lưu huỳnh là khá an toàn để sử dụng như là phụ gia thực phẩm với một lượng nhỏ, nhưng khi ở nồng độ cao nó phản ứng với hơi ẩm để tạo ra axít sulfurơ mà với một lượng đủ lớn có thể gây tổn thương cho phổi, mắt hay các cơ quan khác. Trong các sinh vật không có phổi như côn trùng hay thực vật thì nó ngăn cản sự hô hấp.
Sulfua hiđrô là rất độc (nó độc hơn nhiều so với xyanua). Mặc dù ban đầu nó có mùi, nhưng nó nhanh chóng làm mất cảm giác mùi, vì thế các nạn nhân có thể không biết được sự hiện diện của nó cho đến khi đã quá muộn.
Xem thêm
Chu trình lưu huỳnh
Liên kết đisulfua
Sulfoni S+, S+R3
Tham khảo
Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, Hoa Kỳ-Lưu huỳnh
R. Steudel (ed.): Elemental Sulfur and Sulfur-Rich Compounds (phần I & II), Topics in Current Chemistry Vol. 230 & 231, Springer, Berlin 2003.
Liên kết ngoài
Biểu đồ pha của lưu huỳnh.
WebElements.com-Lưu huỳnh
http:// http://www.sapacovn.com/
http://www.thchemicals.blogspot.com/



Name : Trần Hưng Cường (Mr.) called W.CƯỜNG
Email: sapa_chemicals@yahoo.com
Add : 450 Lý Thái Tổ Street - District 10 - Hồ chí minh city - ViệtNam.
Tel : +84909919331 ; +84907919331
skye : sapa_chemicals
yahoo: sapa_chemicals

GLYCOL BASE: PROPYLENE GLYCOL( PG), MONOETHYLENE GLYCOL( MEG), DIETHYLENE GLYCOL(DEG), ETHYLENE GLYCOL (EG), MONOPROPYLENEGLYCOL (MPG)

DiEthylene Glycol ( D.E.G.), Ethylene Glycol ( E.G. / M.E.G. ), MonoEthylene Glycol ( M.E.G. ), P.G. ( USP/EP Grade), P.G. industrial Grade, Propylene Glycol ( USP/EP Grade), Propyleneglycol Industrial Grade, Tri Ethylene glycol ( T.E.G. )




Glycol là những hợp chất béo vô cơ có hai nhóm OH trong mỗi phân tử.
- Glycol giống như nước, nó là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi. Tuy nhiên độ nhớt lớn hơn nước ở bất kỳ nhiệt độ nào và nhiệt độ sôi cao hơn nhiều so với nước.
- Glycol là dung môi cho nhiều hợp chất vô cơ và tan hoàn toàn trong nước, chúng có thể phản ứng hoá học trên một hoặc cả hai nhóm OH vì thế chúng là chất hoá học trung gian quan trọng.
- Vì Glycol có tính chất hoá học trong phạm vi rộng nên chúng ta cần phải xác định loại glycol nào dùng trong những ứng dụng cụ thể.Các sản phẩm của glycol gồm có : Ethylene glycol, Diethylene glycol, Propylene glycol, polypropylene glycol, Polyethylene glycol.
- Ở điều kiện thường, glycols là chất lỏng và dễ vận chuyển bằng container. Nhiệt độ sôi cao và nhiệt độ đông thấp nên glycol có thể bảo quản trong điều kiện khí hậu rộng, thường không cần gia nhiệt hoặc cách li đặc biệt, không cần thiết thông hơi vì áp suất hơi tương đối thấp. Glycols được bơm và đo dễ dàng trong các quá trình công nghiệp.
http://www.thchemicals.blogspot.com, http://thchemicals.com, http://dungmoi.com
- Glycols có vai trong quan trọng trong công nghiệp tuỳ vào phạm vi ứng dụng thực tế. Nó được ứng dụng trong công nghiệp nước giải khát, chất dẻo chịu nhiệt, vải, sơn nhựa latex, chất tẩy các bề mặt bằng men và thuỷ tinh, chất chống đông và chất làm nguội trong động cơ xe hơi, chất lỏng truyền nhiệt, khí tự nhiên, chất ưa nước, keo dán, nhựa tổng hợp, thuốc trừ sâu, mực in, mỹ phẩm và chất hút khí. Tất cả những ứng dụng này đều dùng Glycols làm thành phần chính của sản phẩm hoặc làm chất phụ trợ.

B.MONOETHYLENE GLYCOL
1.Giới thiệu
- M.E.G là chất lỏng có nhiệt độ sôi cao, độ bay hơi thấp, có thể trộn lẫn với nước. Nó được dùng làm dung môi và là nguyên liệu ban đầu cho quá trình tổng hợp
- Tên hoá học : 1,2 – Ethanediol, Ethylene Glycol
- Công thức hoá học :HOCH2-CH2OH
- Công thức phân tử :C2H6O2
- Nhiệt độ sôi : 196-1990C
- Nhiệt độ đông : -12.30C
- Tốc độ bay hơi (Ether =1): 2500
2.Tính chất :
- M.E.G là chất lỏng trong suốt, tốc độ bay hơi thấp, hút ẩm, nhiệt độ sôi cao, có mùi nhẹ. Nó có thể trộn lẫn với nước, alcohol, polyhydric alcohols, glycol ether, acetone, cyclohexanone. Tan trong dầu động vật, dầu thực vật và các dẫn xuất dầu mỏ, không tan hoặc tan hạn chế trong esters, hydrocacbon thơm, hydrocacbon béo. MEG hút ẩm hơn glycerol.
- Mặc dù MEG khan không ăn mòn các kim loại thường dưới điều kiện thông thương nhưng nó lại phản ứng ăn mòn ở nhiệt độ cao, đặc biệt nó sẽ hút ẩm khi có nước. Dướic các điều kiện này, MEG có thể bị oxy hoá và có phản ứng acid trong dung dịch có nước vì thế phải thêm chất ức chế để ngăn chặn sự ăn mòn.
http://www.thchemicals.blogspot.com, http://thchemicals.com, http://dungmoi.com
- MEG tạo thành hỗn hợp đồng sôi nhị phân với nhiều dung môi
- Các dung môi không tạo thành hỗn hợp đồng sôi với MEG là butanol, benzene, phenol, Hexane, Cyclohexanol, Ethyl và Butyl Acetate,Hexanol.
- Khả năng hoà tan
+ M.E.G có thể hoà tan tự do với :
- Nước
- Alcohol như Methanol, ethanol, propanol, butanol.
- Glycerol
- Propylene Glycol
- Glycol ether
- Glycol ester
-Ketones như Cyclohexanone và Acetone
- Phenol
- Ethanolamine
- M.E.G hoà tan nhanh
- Urea
- Iodine
- Acid vô cơ, muối và bazơ
- Vài vô chất tự nhiên như Gelatine
+ M.E.G hoà tan ít hoặc không hoà tan
- Ether
http://www.thchemicals.blogspot.com, http://thchemicals.com, http://dungmoi.com
- Hydrocacbon thơm như : Benzen, Toluene, Xylene.
- Hydrocacbon béo
- Dẫn xuất dầu mỏ
-Dầu động vật và thực vật
- Carbon disulfide
-Cellulose Esters và Ethers
-Cao su Clo hoá
- Chất dẻo và sáp
3.Ứng dụng
- M.E.G có các tính chất như : làm giảm nhiệt độ đông như hệ nước, khả năng hút ẩm, bền hoá học, khả năng phản ứng với Ethylene oxide và các acid khác. Vì thế nó được dùng nhiều trong các ứng dụng :
a.Chất trung gian để sản xuất nhựa :
· Nhựa alkyd : Quá trình ester hoá của MEG với polyhydric acid tạo ra polyester. Sau đó, Polyester này được biến đối với cồn hoặc dầu làm khô để dùng làm nguyên liệu cho ngành sơn. Phản ứng giữa M.E.G và acid dihydric cacboxylic hoặc các anhydride đặc biệt như : Phthalic anhydride tạo ra alkyd resins, đây là nguyên liệu sản xuất cao su tổng hợp, keo dán hoặc các loại sơn phủ bề mặt.
· Các loại nhựa polyester (dạng sợi, màng polyester và nhựa polyethylene terephthalate (PET).
- Nhựa polyester dùng trong sản xuất tàu thuyền, nguyên liệu ngành xây dựng, thân máy bay, xe hơi, dệt và bao bì
http://www.thchemicals.blogspot.com, http://thchemicals.com, http://dungmoi.com
- Sợi polyester thường được dùng trong ngành dệt như quần áo và thảm
- Màng Poliester thường được dùng trong bao bì và màng co trong hàng hoá tiêu dùng, sản xuất băng video, đĩa vi tính.
- Nhựa ( polyethylene terephthalate) dùng để sản xuất chai đựng nước uống (chai pet), thùng chứa và bao bì thực phẩm.
b.Chất chống đông
- Chất chống đông làm mát dùng trong động cơ xe máy, máy bay và đường băng.
- Dung dịch tải nhiệt ( các bình nén khí, gia nhiệt, thông gió, máy lạnh)
- Chất chống đông và làm mát động cơ xe hơi
- Dùng trong các công thức pha chế hệ nước như keo dán, sơn latex, các nhựa tương tự như nhựa đường
c.Chất giữ ẩm
- Dùng làm chất giữ ẩm trong công nghiệp thuốc lá và xử lý các nút bần, hồ dán, keo dán, giấy, thuộc da.
d.Các ứng dụng khác:
- Sản xuất chất ức chế ăn mòn và chất chống đông dùng cho máy móc được làm lạnh bằng nước và các nhà máy làm lạnh
http://www.thchemicals.blogspot.com, http://thchemicals.com, http://dungmoi.com
- Khi trộn với nước và chất kiềm hãm được dùng trong chất sinh hàn. Ưu điểm của nó là không ăn mòn.
http://www.thchemicals.blogspot.com, http://thchemicals.com, http://dungmoi.com
- Dung môi hoà tan thuốc nhuộm trong ngành dệt và thuộc da.
- M.E.G có thể hoà tan tốt thuốc nhuộm nên nó được trong quá trình nhuộm màu và hoàn thiện gỗ, chỉ được dùng trong trường hợp độ bay hơi thấp.
- Làm nguyên liệu ban đầu trong sản xuất polyol bắt nguồn từ Ethylene oxid, các polyol này được dùng làm chất bôi trơn hoặc phản ứng với isocyanates trong sản xuất polyurethanes.Không được dùng M.E.G trong thực phẩm và dược.

 --------------------------------------------------------------------------------------------------
MONO ETHYLENE GLYCOL ( MEG)

SYNONYMS:  1,2-Ethanediol; Glycol; MEG; 1,2-Dihydroxyethane; 1,2-Ethandiol; 2-Hydroxyethanol; Athylenglykol (German);

GENERAL DESCRIPTION:
Glycol: any of a class of organic chemicals characterized by having separate two hydroxyl (-OH) groups, contribute to high water solubility, hygroscopicity and reactivity with many organic compounds, on usually linear and aliphatic carbon chain. The general formula is CnH2n(OH)2 or (CH2)n(OH)2. The wider meaning names include diols, dihydric alcohols, and dihydroxy alcohols. Polyethylene glycols and polypropylene glycols are sometimes called polyglycols which are derived by polymerization of ethylene oxide and propylene oxide respectively. Polyethylene glycols are water-soluble at all molecular weights, but polypropylene glycols become increasingly less water-soluble at high molecular weights. Ethylene glycol, HOCH2CH2OH, is the simplest member of the glycol family. Mono-, di- and triethylene glycols are the first three members of a homologous series of dihydroxy alcohols. They are colourless, essentially odourless stable liquids with low viscosities and high boiling points. Ethylene glycol is a colourless, odourless, involatile and hygroscopic liquid with a sweet taste.  It is somewhat viscous liquid; miscible with water; boiling point 198 C, melting point 13 C; soluble in ethanol, acetone, acetic acid, glycerine, pyridine, aldehydes; slightly soluble in ether; insoluble in oil, fat, hydrocarbones. It is prepared commercially by oxidation of ethylene at high temperature in the presence of silver oxide catalyst, followed by hydration of ethylene oxide to yield mono-, with di-, tri-, and tetraethylene glycols as co-products.  The yields of ethylene glycol are depend on pH conditions. The acid-catalyzed condition in the presence of excess water provides the highest yield of monoethylene glycol. Because of its low freezing point, involatility and low corrosive activity, it is widely used in mixtures of automobile antifreeze and engine-cooling liquids. Ethylene glycol has become increasingly important in the plastics industry for the manufacture of polyester fibers and resins, including polyethylene terephthalate, which is used to make plastic bottles for soft drinks (PET bottles). MEG is the raw material in the production of polyester fiber, PET resins, alkyd, and unsaturated polyester. Diethylene glycol, CH2OHCH2OCH2CH2OH, is similar in properties to MEG, but with a higher boiling point, viscosity, and specific gravity. Diethylene glycol is used in the manufacture of unsaturated polyester resins, polyurethanes and plasticizers. It is a water-soluble liquid;  boiling point 245 C; soluble in many organic solvents. It is used as a humectant in the tobacco industry and in the treatment of corks, glue, paper and cellophane. Diethylene glycol (DEG) is derived as a co-product with ethylene glycol and triethylene glycol. The industry generally operates to maximize MEG production. Ethylene glycol is by far the largest volume of the glycol products in a variety of applications. Availability of DEG will depend on demand for derivatives of the primary product, ethylene glycol, rather than on DEG market requirements. Triethylene glycol, HO(C2H4O)3H, is a colourless, odourless, non-volatile, and hygroscopic liquid. It is characterised by two hydroxyl groups along with two ether linkages, which contribute to its high water solubility, hygroscopicity, solvent properties and reactivity with many organic compounds. DEG is used in the synthesis of morpholine and 1,4-dioxane. TEG is displacing diethylene glycol in many of these applications on account of its lower toxicity. TEG finds use as a vinyl plasticizer, as an intermediate in the manufacture of polyester resins and polyols, and as a solvent in many miscellaneous applications. Triethylene glycol (TEG) is derived as a coproduct in the manufacture of ethylene glycol from ethylene oxide, and from "on-purpose" TEG production using diethylene glycol. Some capacities are based on total capacity for ethylene glycols. The main uses for TEG depend upon its hygroscopic properties. Air conditioning systems use TEG as dehumidifiers and, when volatilized, as an air disinfectant for bacteria and virus control. Glycols, having high boiling point and affinity for water, are employed as liquid desiccant for the dehydration of natural gas. The dehydration means the removal of water vapor in refinery tower so that dry hydrocarbon gases can exit from the top of the tower. There are wide range of glycol ethers which have bifunctional nature of ether and alcohol. cellosolves are monoether derivatives of ethylene glycol. They are excellent solvents, having solvent properties of both ethers and alcohols. Glycol family products are versatile compounds used in the fields include;
  • Anti-freezing and anti-icing additive
  • Intermediate in polymer production and chemical reaction
  • Solvent or plasticizer for plastic, lacquer, paint and varnish
  • Hydraulic, brake, thermal exchange fluids and fuel additive
  • Humidifying and plasticizing
  • Dehydrating
  • Coupling printing inks
  • Textile conditioning
  • Solvent for dyes in textile and leather finishing
  • Agricultural formulation
  • General purpose cleaners
  • Explosives manufacture
  • Electrolytic component
  • Humectant
  • Water-based coating
  • Preservative, rust remover, and disinfectant


--> DIETHYLENE GLYCOL
Qui cách :225, 235 kg/drum
Xuất xứ : Arab,Tai wan, Malay
  1. Giới thiệu
- Tên hoá học : Diethylene Glycol
- 2,2- Dihydroxyethyl ether
- CTPT: C4H­­10O3
- Nhiệt độ sôi : 228-2360C
- Nhiệt độ đông : -400C
2.Tính chất
- DEG là chất lỏng trong suốt, bay hơi, hút ẩm, nhiệt độ sôi cao, mùi có thể nhận biết được, vị hơi đắng. Dung dịch pha loãng có vị hơi ngọt. Có thể trộn lẫn với và hút ẩm mạnh như Glycerol.
- D.E.G phản ứng với O­2 không khí tạo thành peroxide
- Hoà tan hoàn toàn với nước ở nhiệt độ phòng.
- Tốc độ bay hơi ( ether =1): >10.000
- Khả năng hoà tan : DEG hoà tan nitrate cellulose, nhựa, nhiều loại thuốc nhuộm.
- Các chất tan hạn chế trong DEG là gelatine, dextrin và casein
- Các chất không tan trong DEG là hydrocacbon thơm và hydrocacbon béo, dầu thực vật và dầu động vật, dầu thông, cellulose acetate, nhựa copal, cao su clo hoá.
3.Ứng dụng
a.Giữ ẩm
- Sấy không khí: DEG có ái lực với nước vì thế nó là chất liệu tốt để khử nước cho khí tự nhiên, loại trừ được hơi ẩm trong các đường truyền và ngăn chặn sự hình thành hydrate hydrocacbon (chất này làm giảm dung tích của đường ống)
- Chất hoá dẻo và hút ẩm cho sợi, giấy, keo dán, hồ dán, coating, nút bần.
b.Chất bôi trơn
- chất trợ mài thuỷ tinh
- Thành phần của chất hồ vải
- Chất trợ nghiền trong sản xuất ximăng
- Chất gở khuôn
c.Chất kết hợp dung môi
- Làm chất ổn định cho chất phân tán dầu có thể hoà tan
- Chất kết hợp cho màu nhuộm và các thành phần trong mực in
d.Dung môi
- Phân tách các hydrocacbon mạch thẳng và mạch vòng
- Mực in, mực viết, mực tàu, mực viết bi, mực in phun (pigment), chât màu cho sơn và thuốc nhuộm (dye)
- DEG hoà tan với nước và nhiều chất vô cơ được dùng làm dung môi và chất kết hợp trong dầu bôi trơn cho ngành dệt, dầu cắt và xà phòng tẩy rửa hoá học
- Dung môi hoà tan thuốc nhuộm và nhựa có trong mực steam-set dùng cho máy in có tốc độ cao
e.Chất chống đông
- Chống đông cho sơn latex
- Dùng trong dung dịch phá băng
- Dùng trong dung dịch tải nhiệt
- f.Hoá chất trung gian
- Nguyên liệu chất hoá dẻo cho bóng NC, sơn sấy và keo dán.
- Sản xuất polyester polyol dùng trong foam urethane
- Sản xuất PU nhiệt dẻo
- Chất nhũ hoá
- Dầu bôi trơn, dầu nhớt.
- Nguyên liêu thô trong sản xuất ester và polyester được dùng làm chất phụ gia của dầu bôi trơn, làm nguyên liệu thô cho sơn, keo dán
- Nguyên liệu ban đầu để sản xuất DEG nitrate (đây là thành phần của thuốc nổ không có khói), nguyên liệu để sản xuất nhựa tổng hợp, nhựa acrylate, methacrylate, urethane


Name : Trần Hưng Cường (Mr.) called W.CƯỜNG
Email: sapa_chemicals@yahoo.com
Add : 450 Lý Thái Tổ Street - District 10 - Hồ chí minh city - ViệtNam.
Tel : +84909919331 //
+84907919331
skye : sapa_chemicals
yahoo: sapa_chemicals