Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Biến tinh dầu thực vât thông qua trình epoxy hóa để làm chất hóa dẻo thân thiện với môi trường

“Biến tinh dầu thực vât thông qua trình epoxy hóa để làm chất hóa dẻo thân thiện với môi trường “
Theo Quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp thuộc Bộ Công Thương cho biết: Hiện nay hầu như các loại hóa chất phụ gia cho ngành nhựa đều phải nhập khẩu. Một mặt, việc sán xuất các loại hóa chất phụ gia cho ngành nhựa đòi hỏi đầu tư rất lớn, công nghệ cao và phụ thuộc khả năng cung cấp hóa chất của ngành hóa dầu; mặt khác, tính về lợi ích kinh tế, hiện nay Việt Nam chưa có điều kiện vật chất và trình độ cho phép tự sản xuất hóa chất phụ gia này, nên tính kinh tế và hiệu quả sẽ không cao.

Điển hình đối với chất hóa dẻo: nước ta chưa sản xuất được mà phải nhập khẩu 100%. Hiện tại chủ yếu là dùng DOP, năm 2010 sử dụng khoảng 60.000 tấn. Hiện nay đã có 01 liên doanh giữa Tổng công ty hóa chất Việt Nam và LG của Hàn Quốc sản xuất chất hóa dẻo DOP công suất 30.000 tấn/ năm. Nhà máy đã đi vào sản xuất thương mại từ năm 1998. Bắt đầu từ năm 1999 nhà nước đã áp dụng thuế nhập khẩu 5% để hạn chế việc nhập khẩu DOP và tới nay chỉ có một số ít doanh nghiệp theo nhu cầu cần nhập DOP.

Tuy nhiên, hiện nay chất hóa dẻo gốc Phthalate như DOP đang dần bị loại khỏi thị trường Mỹ và Châu Âu do tính độc hại của gốc phthalate gây ra hàng loạt các chứng bệnh và nhiều ca ngộ độc ở trẻ em. Sản phẩm màng bọc thực phẩm PVC có chứa chất hóa dẻo DOP gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó yêu cầu về việc sử dụng một nhóm chất hóa dẻo khác thay thế cho DOP là cấp thiết để đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Mặt khác, việc sử dụng DOP làm chất hóa dẻo cho PVC có hạn chế về lượng sử dụng do hiện nay DOP hầu như được nhập khẩu hoàn toàn 100%. Việc đầu tư sản xuất DOP trong nước cũng sẽ gặp nhiều khó khăn do năng suất sản xuất DOP không chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật sản xuất mà còn phụ thuộc chính vào ngành hóa dầu và khả năng cung cấp nguyên nhiên liệu của các mỏ dầu. Theo Quy hoạch phát triển của ngành nhựa về yếu tố môi trường đầu tư thì môi trường đầu tư ngành nhựa được cải thiện rất nhiều, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài và trong giai đoạn hiện nay Việt Nam cần kêu gọi đầu tư vào nhiều dự án đầu tư phát triển ngành nhựa mà đi đầu là dự án sản xuất nguyên vật liệu, hóa chất cho ngành nhựa, với ưu tiên sử dụng các nguốn nguyên vật liệu nội địa được sản xuất bởi ngành hóa dầu Việt Nam. Với mục đích bám sát theo định hướng phát triển của Nhà nước, đề tài nghiên sử dụng nguồn nguyên liệu tự có trong nước là dầu thực vật. Dầu thực vật sau khi được chuyển hóa được sử dụng thay thế 1 phần cho DOP, làm giảm chi phí sản xuất đồng thời giảm thiểu khả năng gây độc hại cho người sử dụng.

Đã có nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu chuyển hóa dầu thực vật để làm chất hóa dẻo thay thế cho nhóm chất hóa dẻo gốc phthalate mà điển hình là DOP. Trên thế giới đã nghiên cứu thành công quá trình epoxy hóa dầu đậu nành và đưa vào sản xuất. Dầu đậu nành epoxy hóa cũng đang được Công ty Cổ phần Nhựa Rạng Đông sử dụng làm chất ổn định nhiệt cho nhựa PVC. Bên cạnh tính chất ổn định nhiệt, dầu thực vật epoxy hóa còn có tính chất của một chất hóa dẻo và có khả năng thay thế cho DOP. Nhóm tác giả thuộc trường Đại học Khoa học tự nhiên và Đại học Bách Khoa Hà Nội đã nghiên cứu khảo sát quá trình epoxy hóa đối với dầu hạt cao su và đã có những kết quả thực nghiệm ổn định.

Định hướng nghiên cứu chuyển hóa biến tính dầu thực vật thông qua quá trình epoxy hóa với nguồn nguyên liệu là dầu đậu nành, dầu jatropha và dầu hạt cao su. Dầu đậu nành epoxy hóa được sử dụng hiện nay là hoàn toàn nhập khẩu có giá thành tương đương với dầu DOP, đồng thời các phụ gia nhập khẩu này chỉ mới thể hiện khả năng ổn định nhiệt chứ chưa có tính hóa dẻo tốt. Do đó, việc nghiên cứu điều kiện tối ưu cho quá trình epoxy hóa dầu đậu nành có nguồn gốc trong nước nhẳm cải tiến các tính chất mong muốn cần có của một chất hóa dẻo là cấp thiết. Sau đó, với nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước là dầu hạt cao su và dầu jatropha là loại dầu không ăn được, vốn có giá thành của dầu thô rẻ hơn so với dầu đậu nành, đề tài tiếp tục nghiên cứu biến tính các loại dầu này theo quá trình epoxy hóa để làm chất hóa dẻo.

Các loại dầu thực vật sau khi epoxy hóa được ứng dụng làm phụ gia hóa dẻo cho PVC. Các phụ gia hóa dẻo này có nguồn gốc từ thực vật, ưu điểm thân thiện với môi trường, sản lượng cung cấp không bị hạn chế bởi nguồn tài nguyên được khai thác từ dầu mỏ như DOP và một số nhóm chất hóa dẻo có nguồn từ dầu mỏ khác, mặt khác chúng giảm thiểu mức độ độc hại đối với ứng dụng trong các sản phẩm dân dụng thiết yếu trong đời sống như màng mỏng PVC làm áo mưa, màng bảo quản thực phẩm tươi sống, đồ chơi trẻ em v.v...


Name : Trần Hưng Cường (Mr.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thanks
THC
Call me: +84909-919-331
Email: thchemicals@gmail.com