TRADING, DISTRIBUTING, SELLING ALL MATERIALS: chemicals, solvents, additives for any fields in Vietnam.
CHUYÊN MUA - BÁN - CUNG CẤP - PHÂN PHỐI và XNK UỶ THÁC CÁC LOẠI NGUYÊN LIỆU HOÁ CHẤT DUNG MÔI PHỤ GIA CHO NHIỀU NGÀNH CÔNG NGHIỆP-HÓA CHẤT CƠ BẢN
------- Website : httpS://www.SAPACOVN.COM; Email: sapa_chemicals@yahoo.com; thchemicals@gmail.com - HOT line: +84-909-919-331 =O= +84-907-919-331(Mr. W. CUONG)
NONYL PHENOL ETHOXYLATE, NPE,
Là chất hoạt động bề mặt : không phân ly
1.Tính chất :
· Khả năng giặt tẩy tốt
· Độ thấm ướt đáng chú ý
· Khả năng hoà tan rộng
· Khả năng tẩy rữa tốt
· Dễ sử dụng
· Mùi nhẹ
2.Khả năng hoà tan và tương hơp
· Tan trong nước
· Tan trong dung môi chlor hóa và hầu hết các dung môi phân cực
· Bền hoà học trong môi trường acid loãng, môit trường kiềm và muối
· Có thể tương hợp với xà phòng, các loại chất hoạt động bề mặt phân ly và không phân ly khác, và nhiều dung môi hữu cơ.
3.Ứng dụng
· Các loại chất tẩy rửa và bột giặt
· Quá trình gia công giấy và dệt sợi http://www.thchemicals.blogspot.com, http://thchemicals.com, http://dungmoi.com
· Sơn và coating
· Hoá chất dùng trong công nghịêp
· Dầu cắt kim loại
CONTACT: Trần Hưng Cường (Mr.) called W.C
Add : 450 Lý Thái Tổ Street - District 10 - Hồ chí minh city - ViệtNam.
Tel-Zalo-Viber : +84909919331; 0907919331
(VnMedia) - Hóa chất và các sản phẩm phục vụ đời sống - Một cách nhìn khác
Chúng ta thường nghĩ rằng hoá chất rất độc hại và không nên sử dụng hoặc tiếp xúc với hoá chất. Thế nhưng, cũng cần biết rằng hoá chất cực kỳ hữu dụng và có thể nói, trong thời đại ngày nay, con người không thể sống mà không sử dụng hoá chất và các sản phẩm từ hoá chất. Bài viết này hy vọng sẽ giúp cho người đọc hiểu biết thêm cũng như có một cái nhìn khách quan hơn về hoá chất và cách sử dụng chúng.
Hoá chất có an toàn hay không?
Mọi người thường hiểu “hoá chất” là những sản phẩm làm ra từ các ngành công nghiệp. Thật ra, tất cả đều là “hoá chất”, từ cây cỏ, động vật, đến nước, không khí, muối, tiêu, xăng dầu, nhựa, các sinh tố, thuốc men, các sản phẩm chăm sóc cá nhân và nhà cửa, nước hoa, kim loại, sơn…Do đó, dù từ thiên nhiên hoặc tổng hợp từ công nghiệp, tất cả đều là “hoá chất” và phải tuân thủ các luật lệ về hoá chất.
Đối với hoá chất, thay vì hiểu “an toàn” hay “không an toàn”, nên có khái niệm “nguy cơ”, nghĩa là khả năng xảy ra nguy hiểm hay độc hại trong từng trường hợp cụ thể. Một số các hoá chất có khả năng gây nguy cơ cao ở cả các điều kiện thông thường, hoặc ở những nồng độ rất nhỏ cũng có thể gây hại, sẽ được cân nhắc trong danh sách “hoá chấtcấm sử dụng”., hoặc chỉ được sử dụng ở dưới nồng độ cho phép nào đó. Mỗi nước, kể cả Việt nam, đều có danh sách này và các doanh nghiệp phải triệt để tuân thủ. May mắn cho chúng ta là các hoá chất đó không nhiều. Đa số các hoá chất khác chỉ có hại nếu vượt qua một nồng độ nào đó, hoặc trong một số điều kiện nào đó. Các cơ quan chức năng với các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu và ban hành những luật lệ để kiểm soát hoá chất và sử dụng chúng mà không bị nguy hiểm, độc hại cho sức khoẻ.
Nguy cơ và lợi ích
Do đó, không nên máy móc cho rằng hoá chất là có hại và không nên sử dụng chúng. Thí dụ, ai cũng biết xăng dầu có hại cho sức khoẻ (nếu sử dụng không đúng cách) nhưng lợi ích từ xăng dầu thì không ai có thể phủ nhận, và xăng dầu được sử dụng trong rất nhiều lãnh vực. Thuốc men cũng vậy, ngoài ra còn vô vàn các sản phẩm khác được phát minh ra để phục vụ đời sống, làm cho cuộc sống thoải mái, tốt đẹp hơn. Nước hoa, hoặc hương thơm của các sản phẩm mỹ phẩm, ngay cả các sản phẩm tẩy rửa, chăm sóc nhà cửa…đều tạo nên vẻ đẹp cho cuộc sống, làm nhẹ đi sự nặng nhọc trong các công việc hàng ngày, không nên vì một số những lo ngại hoặc cảnh báo không căn cứ mà không sử dụng.
Gần đây, có một số thông tin nói về hoá chất được sử dụng trong nước xả làm mềm vải khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng, thậm chí một số ngưng sử dụng sản phẩm này. Như vậy, người tiêu dùng đã từ chối những lợi ích rõ rệt mà nước xả làm mềm vải mang lại như làm quần áo mềm mại, hương thơm dễ chịu, chống tĩnh điện, giúp dễ ủi quần áo… khiến chúng ta thoải mái hàng ngày chỉ vì những thông tin không đầy đủ. Chưa kể là, những thông tin này còn gây cho người tiêu dùng nỗi lo ngại về sử dụng hoá chất, hương liệu nói chung trong rất nhiều các sản phẩm hoá mỹ phẩm an toàn được phép lưu hành mà chúng ta đã và đang sử dụng trong đời sống hàng ngày.
Lời khuyên cho người tiêu dùng
Về góc độ người tiêu dùng, điều quan trọng là phải lựa chọn đúng đắn các sản phẩm để sử dụng, và sử dụng đúng như cách thức đã được chỉ dẫn.
Nên chọn các sản phẩm từ các nhà sản xuất lớn, có uy tín, các tập đoàn toàn cầu, vì các nhà sản xuất này có đủ điều kiện vật chất, cũng như đội ngũ các chuyên gia để nghiên cứu, thiết lập nên công thức của sản phẩm, và đánh giá công thức này vừa tính năng công dụng, vừa độ an toàn khi sử dụng. Ngoài ra, khi đưa vào sản xuất, cũng được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ từ khâu nhập nguyên liệu tốt, qui trình sản xuất đúng tiêu chuẩn và kiểm tra chất lượng cho đến khâu phân phối sản phẩm. Để bảo vệ uy tín của mình, các nhà sản xuất lớn thường tuân thủ nghiêm chỉnh các luật lệ đã được đề ra, cũng như có thông tin rõ ràng, có bộ phận tư vấn, chăm sóc khách hàng và có trách nhiệm cao đối với sản phẩm của mình. Sản phẩm cũng được đăng ký chất lượng và kiểm soát bởi các cơ quan chức năng.
Tiến sỹ Hoá Học Phạm Thành Quân
Phó Trưởng Khoa Hóa trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
PROPYLENE GLYCOL and ETHYLENE GLYCOL ( PG và MEG)
1/What is the difference between ethylene glycol and propylene glycol? Ethylene glycol and propylene glycol are chemically similar. Ethylene glycol has the chemical formula C2H6O2. Propylene has the chemical formula C3H8O2. Ethylene glycol has a slightly higher boiling point than propylene glycol. Ethylene glycol is less expensive to produce and is more widely used. Propylene glycol is less toxic.
2/Can I add propylene glycol based antifreeze to my existing ethylene glycol based antifreeze? Ethylene glycol and propylene glycol are chemically very similar and can be mixed without harming the cooling system. Ethylene glycol does have better heat transfer properties than propylene glycol. Adding propylene glycol does not make the ethylene glycol less toxic.
3/How does antifreeze differ from engine coolant? Engine coolant is a generic term used to describe fluids that remove heat from an engine. Antifreeze is a more specific term used to describe products used to provide protection against freezing. Many people use these terms interchangeably, as we also do in this FAQ.
4/Can I add propylene glycol based antifreeze to my existing ethylene glycol based antifreeze? Ethylene glycol and propylene glycol are chemically very similar and can be mixed without harming the cooling system. Ethylene glycol does have better heat transfer properties than propylene glycol. Adding propylene glycol does not make the ethylene glycol less toxic.
5/Is it true that cooling system problems are the leading cause of engine failures? Can using the right antifreeze help? Yes, cooling system neglect is the leading cause of premature engine failure. Using the right antifreeze is only part of the solution. Poor water quality and incorrect dilution are root causes for most cooling system problems.
6/How often do I need to change my antifreeze? You should always follow the vehicle or engine manufacturer's recommendations for antifreeze change intervals and cooling system maintenance. http://www.thchemicals.blogspot.com/ T.H.C - Tran hung Cuong - 0909-919-331
PRINTING PROCESS
Đại cương về công nghệ in
In ấn là quá trình tạo ra chữ và tranh ảnh trên các chất liệu nền như giấy, bìa các tông, ni lông bằng một chất liệu khác gọi là mực in. In ấn thường được thực hiện với số lượng lớn ở quy mô công nghiệp và là một phần quan trọng trong xuất bản. Trong bài viết này Sapacovn.com sẽ giới thiệu đến quý độc giả một số khái niệm cơ bản về kỹ thuật in.
1. In typo: Đây là phương pháp in.. đầu tiên và cổ xưa nhất, được phát minh bởi người Trung Quốc nhưng người Đức (Johan Gutenberg) mới là người được công nhận là ông tổ ngành in. Và nước ứng dụng đại trà thành công in typo nhất cho đến ngày hôm nay là Việt Nam với công nghệ in trên ... tường hay còn gọi là công nghệ in "KHOAN CẮT BÊ TÔNG" nổi tiếng.Về nguyên lý, in typo là phương pháp in cao, tức là trên khuôn in typo, các phần tử in (hình ảnh, chữ viết) nằm cao hơn các phần không in. Khi in, chúng ta chà mực qua bề mặt khuôn in, các phần tử in nằm cao hơn nên sẽ nhận mực và sau đó khi ép in, mực sẽ truyền qua bề mặt giấy in tạo thành hình ảnh, chữ cần in. Một ví dụ gần gũi đó là con dấu (mộc), trên con dấu hình ảnh được khắc nổi cao hơn phần xung quanh, khi đóng dấu ta sẽ ấn nó vào tămbông để lấy mực, sau đó đóng "kịch" một phát thế là xong. Khuôn in typo cũng được khắc nổi lên như con dấu, tuy nhiên nó được chế tạo từ kim lọai (hợp kim chì) bằng quá trình ăn mòn axít, các chữ viết thì được đúc thành các con chữ riêng lẻ, sau đó sẽ được sắp lại bằng tay thành từng bộ khuôn của từng trang sách (cho nên mới gọi là công đọan sắp chữ).Phương pháp in typo sắp chữ hiện nay không còn được sử dụng do sản lượng thấp, lạc hậu và độc hại (chữ in được đúc từ hợp kim chì là một kim lọai độc hại). Một số ứng dụng khác của in typo như in số nhảy, ép chìm nổi, ép nhũ bạc, vàng... vẫn còn được sử dụng. Máy in typo ở Việt Nam được cải tiến thành máy bế đặt tay ứng dụng rất hiệu quả.
2. In flexo: In flexo bắt nguồn từ chữ flexible, nghĩa là mềm dẻo. Khuôn in flexo cũng thuộc dạng khuôn in cao như in typo, tuy nhiên nó được chế tạo từ chất dẻo (cao su hoặc nhự phoyopolymer) bằng quá trình phơi quang hóa. Phương pháp in này được sử dụng rộng rãi để in các lọai nhãn decal, bao bì hoặc thùng carton.
3. In ống đồng: In ống đồng về nguyên lý nó là phương pháp in lõm, tức là trên khuôn in, hình ảnh hay chữ viết (gọi là phần tử in) được khắc lõm vào bề mặt kim lọai.
Khi in sẽ có 2 quá trình: Mực (dạng lỏng) được cấp lên bề mặt khuôn in, dĩ nhiên mực cũng sẽ tràn vào các chỗ lõm của phần tử in, sau đó một thiết bị gọi là dao gạt sẽ gạt mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, và khi ép in mực trong các chỗ lõm dưới áp lực in sẽ truyền sang bề mặt vật liệu.Khuôn in ống đồng có dạng trục kim lọai, làm bằng thép, bề mặt được mạ một lớp đồng mỏng, phần tử in sẽ được khắc lên bề mặt lớp đồng này nhờ axít hoặc hiện đại hơn là dùng máy khắc trục. Sau đó bề mặt lớp đồng lại được mạ một lớp crôm mỏng để bảo vệ nên có người lại nói đây là phương pháp in.. ống crôm chứ không phải in ống đồng. Trục in bằng đồng Máy khắc trục đang hoạt động Hình vẽ mô tả cấu tạo 1 cụm in của máy in ống đồng (impression cylinder: trục ép in, stock: vật liệu, printing cylinder: trục in (khuôn in), ink fountain: bể chứa mực hay máng mực) In ống đồng được ứng dụng trong ngành in bao bì màng nhựa, đơn cử như bao đựng OMO, Viso, bánh kẹo Bibica, hay cà phê Trung Nguyên…
4. In lụa: In lụa là phương pháp in xuyên, khuôn in có cấu tạo là một tấm lưới (polyester hoặc kim loại) căng trên một khung chữ nhật làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm. Khi in, người ta cho mực vào lòng khung, gạt qua bằng một lưỡi dao cao su. Dưới áp lực của dao gạt, mực sẽ xuyên qua các ô lưới và truyền (dính lên) bề mặt vật liệu bên dưới, tạo nên hình ảnh in.
5. In offset: Đây là phương pháp in phổ biến nhất và cũng phương pháp in được nhắc đến nhiều nhất đối với những người làm design thiết kế. Nguyên lý của phương pháp in này đơn giản nhưng khó hình dung nếu chưa được tay sờ mắt thấy "hiện vật".In offset là phương pháp in theo nguyên lý in phẳng, tức là trên khuôn in hình ảnh, chữ viết và những vùng không in đều có độ cao bằng nhau. Khuôn in làm từ một tấm nhôm mỏng (khỏang 0.25mm), trên khuôn in, phần trắng (không in) có bề mặt là nhôm, còn phần tử in (hình ản, chữ viết) được cấu tạo từ một lọai nhựa đặc biệt gọi là nhựa diazô. Lớp nhựa này có tính chất hút dầu, đẩy nước, và mực in offset là lọai mực (có gốc) dầu. Trong quá trình in, trước tiên bề mặt khuôn in đuợc chà một lớp nước mỏng, lớp nước này sẽ dính ướt vào vùng không in (chính là lớp nhôm đó). Sau đó khuôn in mới được chà mực. Vì mực có gốc dầu nên nó không thể dính vào phần trắng trên khuôn in (đang dính nước) được, mà chỉ bắt dính lên phần tử in là nhựa diazo ưa dầu mà thôi. Chính vì vậy dù khuôn in phẳng lì nhưng khi chà mực, mực nó không chà... tùm lum lên bề mặt khuôn mà chỉ truyền đúng vào phần tử in tạo thành hình ảnh, chữ viết trên bề mặt khuôn in mà thôi. Và sau đó, khi ép in lên bề mặt vật liệu in sẽ cho ra hình ảnh cần in. Hình chụp phóng to bề mặt khuôn in offset. Phần màu sẫm chính là hạt tram trên bản in, phần màu sáng (giống như bị rỗ) là phần bề mặt nhôm. Hình minh họa một tấm bản in offset sau khi phơi bản, đang chạy ra khỏi máy hiện. Phần hình màu xanh bã đậu trên tấm bản in chính là màu của lớp nhựa diazô Vì sao gọi là offset (offset = truyền qua): khi in bản in không ép trực tiếp lên giấy hay vật liệu in như những phương pháp in khác mà sẽ được ép lên bề mặt một tấm cao su, sau đó tấm cao su này mới được ép lên bề mặt giấy. Việc này nhằm tạo ra sự truyền mực tối ưu nhất (truyền từ bề mặt cứng --> mềm --> cứng).
t.h.c Solvents & Chemicals
CHẤT TẨY SƠN
Dung môi tẩy sơn cơ bản hay chất cạo sơn là những dung môi dùng để cạo bỏ lớp sơn cũ. Chúng không phải là một hóa chất duy nhất mà là sự trộn lẫn của nhiều chất khác nhau, mỗi chất có một tác dụng riêng. Các thành phần hoạt hóa thường là một chất được gọi là metylen clorua. Một số sản pẩm có chứa các thành phần hoạt hóa khác với metylen clorua, nhưng chúng không hiệu quả lắm trong việc ăn mòn, làm giộp và gây tróc lớp sơn cũ. Một số hóa chất khác trong chất tẩy sơn có tác dụng tăng nhanh quá trình làm bong, và làm chậm quá trình bay hơi của dung môi, và đóng vai trò như một tác nhân làm giày dung môi (giữ cho dung môi bay hơi chậm hơn). Chất tẩy sơn tiêu biểu có hai loại, dạng lỏng và dạng nhũ tương. Nhìn chung thì dạng lỏng sẽ tẩy nhanh hơn. Dạng nhũ tương thì tẩy sạch hơn vì nó không bị nhỏ giọt và bám dính lâu hơn, nhất là trên những vật hình trụ hay khi làm việc với bề mặt thẳng đứng. Thật khó để nói rằng bất cứ một chất hay hỗn hợp các chất có khả năng bám dính cao dùng để bóc lớp sơn cũ, nên phải được lựa chọn cẩn thận. Những dung môi hòa tan cơ bản sẽ tẩy nhanh hơn và không có tác dụng xấu lên bề mặt của gỗ, nhưng chúng có thể có hại đến sức khỏe con người vì vậy nên đọc kỹ hướng dẩn sử dụng của nhà sản xuất trước khi dùng. Về cơ bản thì có một số điểm lưu ý về an toàn khi sử dụng chất tẩy sơn nhưng không thể thay thế được bản hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng sản phẩm, điều quan trọng là bạn phải đọc lưu ý được in trên nhãn của mỗi sản phẩm. T-H-C. - http://www.thchemicals.blogspot.com/
Vai trò của các nguyên tố hóa học trong cơ thể
Vai trò của các nguyên tố hóa học trong cơ thể
Chúng ta được biết hơn 100 nguyên tố hoá học, trong cơ thể con người có nhiều nguyên tố hoá học, chúng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của con người? Sau đây là một vài nguyên tố và vai trò của chúng.
1. Natri (Na) Natri là kim loại kiềm có rất nhiều và quan trọng trong cơ thể, Natri tồn tại trong cơ thể chủ yếu dưới dạng hòa hợp với clorua, bicacbonat và photphat, một phần kết hợp với axit hữu cơ và protein. Na còn tồn tại ở các gian bào và ở các dịch thể như: máu, bạch huyết… Na được thu nhận vào cơ thể chủ yếu dưới dang muối NaCl. Thường mỗi ngày mỗi người trưởng thành thì cần khoảng 4-5 gram Na tương ứng với 10-12,5 gram muối ăn được đưa vào cơ thể. Đưa nhiều muối Na vào cơ thể là không có lợi. Ở trẻ em trong trường hợp này thân nhiệt bị tăng lên cao người ta gọi là sốt muối. Na được thải ra ngoài theo nước tiểu. Na thải ra theo đường mồ hôi thì không nhiều. Tuy nhiên, khi nhiệt độ của môi trường tăng lên cao thì lượng Na sẽ mất đi theo mồ hôi là rất lớn. Vì vậy, ta nên sử dụng dung dịch NaCl cao hơn để giảm bớt sự bài tiết mồ hôi.
2. Kali (K) Trong cơ thể, K tồn tại chủ yếu trong các bào và dưới dạng muối clorua và bicacbonat. Cơ là kho dự trữ K, khi thức ăn thiếu K, thì K dự trữ được lấy ra để sử dụng. Muối K thường có trong thức ăn thực vật. Hàm lượng K có cao nhất là trong các mô tuyến, mô thần kinh, mô xương. K được đưa và cơ thể hằng ngày khoảng 2-3 gram chủ yếu theo thức ăn. Trong khoai tây và thức ăn thực vật có nhiều K, lượng K trong máu giảm đi là do tác dụng của thuốc. K mà thải nhiều theo nước tiểu sẽ gây rối loạn các chức năng sinh lý của cơ tim. K có chức năng làm tăng hưng phấn của hệ thần kinh và hoạt động của nhiều hệ enzim.
3. Canxi (Ca) Ca chiếm khoảng 2% khối lượng của cơ thể. Ca và P chiếm khoảng 65- 70% toàn bộ các chất khoáng của cơ thể. Ca có ảnh hưỏng đến nhiều phản ứng của các enzim trong cơ thể. Ca có vai trò rất quan trọng trong quá trình đông máu và trong hoạt động của hệ cơ và hệ thần kinh nói chung. Ca còn có vai trò quan trọng trong cấu tạo của hệ xương. Ca tồn tại trong cơ thể chủ yếu là dưới dạng muối cacbonat (CaCO3) và photphat (Ca3(PO4)2), một phần nhỏ dưới dạng kết hợp với Protein. Mỗi ngày một người lớn cần khoảng 0,6-0,8 gram Ca. Tuy vậy, lượng Ca có trong thức ăn phải lớn hơn nhiều, vì các muối Ca là rất khó hấp thu qua đường ruột. Do vậy, mỗi ngày trong thức ăn cần phải có khoảng 3-4 gram Ca. Đối với phụ nữ trong thời gian mang thai thì nhu cầu của thai là rất lớn, vì Ca sẽ tham gia vào cấo tạo của xương. Để Ca có thể tham gia vào cấu tạo của hệ xương thì cần phải có đủ một lượng photpho nhất định mà tỷ lệ tối ưu của Ca và P là 1:1,5. Tỷ lệ này có ở trong sữa. Hàm lượng của Ca của cơ thể là tăng theo độ tuổi. Ca thường có trong các loại rau (rau muống, mùng tơi, rau dền, rau ngót…) nhưng hàm lượng là không cao. Các loại thức ăn thuỷ sản có nhiều Ca hơn.
4. Photpho (P) Photpho chiếm khoảng 1% khối lượng cơ thể. Photpho có các chức năng sinh lý như: cùng với Ca cấu tạo xương, răng, hoá hợp với protein, lipit và gluxit để tham gia cấu tạo tế bào và đặc biệt màng tế bào. Ngoài ra còn tham gia vào các cấu tạo của AND, ARN, ATP… Photpho còn tham gia vào quá trình photphorin hoá trong quá trình hóa học của sự co cơ. Photpho tồn tại trong cơ thể dưới dạng hợp chất vô cơ, với canxi trong hợp chất Ca3(PO4)2 để tham gia vào cấu tạo xương. Photpho được hấp thu trong cơ thể dưới dạng muối Na và K và sẽ được đào thải ra ngoài qua thận và ruột. Nhu cầu photpho hàng ngày của người trưởng thành là 1-2 gram. Phần lớn photpho vào cơ thể được phân bố ở mô xương và mô cơ, bột xương sau đó là bột thịt và bột cá…
5. Clo (Cl) Clo trong cơ thể chủ yếu ở dạng muối NaCl và một phần ở dạng muối KCl. Cl còn có trong dịch vị ở dạng HCl. Cl được đưa vào cơ thể chủ yếu dưới dạng muối NaCl. Khi cơ thể nhận được nhiều muối ăn thì Cl sẽ được dự trữ dưới da. Cl tham gia vào quá trình cân bằng các ion giữa nội và ngoại bào. Nếu thiếu Cl con vật sẽ kém ăn và nếu thừa Cl thì có thể gây độc cho cơ thể. Bổ sung Cl cho cơ thể chủ yếu dưới dạng muối NaCl. Mỗi ngày mỗi người cần khoảng 10–12,5 gram NaCl…
6. Lưu huỳnh (S) Lưu huỳnh chiếm khoảng 0,25% khối lượng cơ thể. S có trong cơ thể chủ yếu có trong các axit amin như: Sistein, metionin. S có tác dụng là để hình thành lông, tóc và móng. Sản phẩm trao đổi của S là sunfat có tác dụng trong việc giải độc. S được cung cấp một phần là do ở dạng hữu cơ nhất là protein cung cấp cho cơ thể.
7. Magie (Mg) Mg chiếm khoảng 0,05% khối lượng cơ thể và tồn tại ở xương dưới dạng Mg3(PO4)2 có trong tất cả các tế bào của cơ thể. Mg có tác dụng sinh lý là ức chế các phản ứng thần kinh và cơ. Nếu trong thức ăn hằng ngày mà thiếu Mg thì cơ thể có thể bị mắc bệnh co giật. Mg còn cần cho các enzim trong quá trình trao đổi chất, thúc đẩy sự canxi hoá để tạo thành photphat canxi và magie trong xương và răng. Mg được cung cấp nhiều trong thức ăn thực vật, động vật.
8. Sắt (Fe) Hàm lượng Fe trong cơ thể là rất ít, chiếm khoảng 0,004% được phân bố ở nhiều loại tế bào của cơ thể. Sắt là nguyên tố vi lượng tham gia vào cấu tạo thành phần Hemoglobin của hồng cầu, myoglobin của cơ vân và các sắc tố hô hấp ở mô bào và trong các enzim như: catalaz, peroxidaza… Fe là thành phần quan trọng của nhân tế bào. Cơ thể thiếu Fe sẽ bị thiếu máu nhất là phụ nữ có thai và trẻ em.Trong cơ thể Fe được hấp thu ở ống tiêu hoá dưới dạng vô cơ nhưng phần lớn dưới dạng hữu cơ với các chất dinh dưỡng của thức ăn. Nhu cầu hằng ngày của mỗi người là từ khoảng 10-30 miligram. Nguồn Fe có nhiều trong thịt, rau, quả, lòng đỏ trứng, đậu đũa, mận…
9. Đồng (Cu) Đồng có trong tất cả các cơ quan trong cơ thể, nhưng nhiều nhất là ở gan. Đồng có nhiều chức năng sinh lý quan trọng chủ yếu cho sự phát triển của cơ thể như: thúc đẩy sự hấp thu và sử dụng sắt để tạo thành Hemoglobin của hồng cầu. Nếu thiếu đồng trao đổi sắt cũng sẽ bị ảnh hưởng, nên sẽ bị thiếu máu và sinh trưởng chậm… Đồng tham gia thành phần cấu tạo của nhiều loại enzim có liên quan chặt chẽ đến quá trình hô hấp của cơ thể. Đồng tham gia vào thành phần của sắc tố màu đen. Nếu thiếu đồng thì da sẽ bị nhợt nhạt, lông mất màu đen… Nhu cầu của cơ thể với đồng ít hơn sắt nhưng không thể thiếu đồng tới hoạt động của hệ thần kinh và các hoạt động khác của cơ thể…
10. Coban (Co) Coban có chức năng là kích thích sự tạo máu ở tuỷ xương. Nếu thiếu Coban sẽ dẫn tới là thiếu vitamin B12 và dẫn đến thiếu máu ác tính, chán ăn suy nhược cơ thể…
11. Iot (I) Hàm lượng Iot trong cơ thể là rất ít. Iot chủ yếu là trong tuyến giáp tràng của cơ thể. Iot được hấp thu vào cơ thể chủ yếu ở ruột non và màng nhầy của cơ quan hấp thu. Iot có chức năng sinh lý chủ yếu là tham gia vào cấu tạo hoocmon thyroxin của tuyến giáp trạng. Nếu cơ thể thiếu Iot có thể dẫn đến bệnh bướu cổ (nhược năng tuyến giáp)… Nguyên nhân của bệnh bướu cổ là do thiếu Iot trong thức ăn và nước uống hằng ngày. Vì vậy, cần phải bổ sung Iôt hằng ngày qua muối, rong biển, cá biển…
12. Magan (Mn) Magan là chất có tác dụng kích thích của nhiều loại enzim trong cơ thể, có tác dụng đến sự sản sinh tế bào sinh dục, đến trao đổi chất Ca và P trong cấu tạo xương. Thức ăn cho trẻ em nếu thiếu Mn thì hàm lượng enzim phophotaza trong máu và xương sẽ bị giảm xuống nên ảnh hưởng đến cốt hoá của xương, biến dạng… Thiếu Mn còn có thể gây ra rối loạn về thần kinh như bại liệt, co giật… Còn rất nhiều nguyên tố hoá học trong cơ thể con người, và vai trò của chúng khác nhau ở từng độ tuổi, hàm lượng các nguyên tố. Nhưng chúng có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của con người.
Chất hoạt hóa bề mặt (tiếng Anh: Surfactant, Surface active agent) đó là một loại hóa chất mà phân tử của nó gồm hai thành phần: một đầu phân cực (ưa nước) và một đuôi không phân cực (kị nước). + Đặc điểm: Chất hoạt hóa bề mặt được dùng để làm giảm sức căng bề mặt của một chất lỏng. Nếu có nhiều hơn hai chất lỏng không hòa tan thì chất hoạt hóa bề mặt làm tăng diện tích tiếp xúc giữa hai chất lỏng đó. Khi hòa chất hoạt hóa bề mặt vào trong một chất lỏng thì các phân tử của chất hoạt hóa bề mặt có xu hướng tạo đám (micelle, còn được dịch là mixen), nồng độ mà tại đó các phân tử bắt đầu tạo đám được gọi là nồng độ tạo đám tới hạn. Nếu chất lỏng là nước thì các phân tử sẽ chụm đuôi kị nước lại với nhau và quay đầu ưa nước ra tạo nên những hình dạng khác nhau như hình cầu (0 chiều), hình trụ (1 chiều), màng (2 chiều). Tính ưa, kị nước của một chất hoạt hóa bề mặt được đặc trưng bởi một thông số là độ cân bằng ưa kị nước (tiếng Anh: Hydrophilic Lipophilic Balance-HLB), giá trị này có thể từ 0 đến 40. HLB càng cao thì hóa chất càng dễ hòa tan trong nước, HLB càng thấp thì hóa chất càng dễ hòa tan trong các dung môi không phân cực như dầu. +Phân loại: Tùy theo tính chất mà chất hoạt hóa bề mặt được phân theo các loại khác nhau. Nếu xem theo tính chất điện của đầu phân cực của phân tử chất hoạt hóa bề mặt thì có thể phân chúng thành các loại sau: **Chất hoạt hóa ion (tiếng Anh: ionic): khi bị phân cực thì đầu phân cực bị ion hóa. **.Chất hoạt hóa dương: khi bị phân cực thì đầu phân cực mang điện dương, ví dụ: Cetyl trimêtylamôni brômua (CTAB). **Chất hoạt hóa âm: khi bị phân cực thì đầu phân cực mang điện âm, ví dụ: bột giặt, axít béo. **Chất hoạt hóa phi ion (tiếng Anh: non-ionnic): đầu phân cực không bị ion hóa, ví dụ: Ankyl poly(êtylen ôxít). **Chất hoạt hóa lưỡng cực (tiếng Anh: zwitterionic): khi bị phân cực thì đầu phân cực có thể mang điện âm hoặc mang điện dương tùy vào pH của dung môi, ví dụ: Dodecyl đimêtylamin ôxít. ****Ứng dụng: Chất hoạt hóa bề mặt ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Ứng dụng phổ biến nhất là bột giặt, sơn, dầu khí...http://www.thchemicals.blogspot.com/ ( Mr. W.CƯỜNG) __________________
TAY NINH MOUNTAIN
THC
TRÀ DƯ TỬU HẬU - CHUYỆN CƯỜI SƯU TẦM
Tiến sĩ triết học
Một cậu bé đề nghị bố giải thích cho cậu hiểu xem chính trị là gì. Ông bố nói : "Con hãy nhìn vào gia đình mình đây. Bố kiếm tiền và mang về nhà, vậy bố là Nhà tư bản. Mẹ quản lý số tiền này nên mẹ là Chính quyền. Bố mẹ chăm lo đến phúc lợi của con, cho con được hạnh phúc và bình yên nên con là Nhân dân. Chị giúp việc nhà ta là Giai cấp lao động còn cậu em còn quấn tã của con sẽ là Tương lai đất nước. Con đã hiểu chưa?" Cậu bé hãy còn băn khoăn nhưng trước tiên muốn đi ngủ cái đã.
Buổi đêm cậu bé tỉnh dậy vì chú em đã ị ra tã lót và đang kêu gào. Cậu tiến đến phòng ngủ của bố mẹ, gõ cửa nhưng mẹ đang ngủ rất say nên không nghe tiếng. Cậu bèn đi đến phòng của chị giúp việc và nhìn thấy bố đang vật nhau với chị ta trên giường. Cả hai đều mải mê nên không nghe thấy tiếng gõ cửa. Cậu lại đi về phòng và ngủ tiếp ...
Sáng hôm sau ông bố hỏi con trai xem nó đã hiểu thế nào là chính trị chưa và yêu cầu tự diễn giải lại. Cậu bé trả lời : "Vâng, bây giờ thì con đã hiểu. Nhà tư bản đè đầu cưỡi cổ Giai cấp lao động trong khi Chính quyền ngủ say không biết gì. Nhân dân hoàn toàn không được đếm xỉa đến và Tương lai thì thối hoắc
Bảng xếp hạng TOP 500 doanh nghiệp hàng đầu về doanh thu năm 2008 do VietNamNet Report bình chọn. Công ty Hoá chất SAPA - http://sapacovn.comvị trí 267 / 500 Doanh Nghiệp hàng đầu tại Việt nam http://vnr500.com.vn/vn/xephang/xephang2008/297/index.aspx , Và vị trí số 1 về hoá chất công nghiệp: http://vnr500.com.vn/vn/danhmucan/324/index.aspx Các bạn Doanh nghiệp quan tâm về CHEMICALS hãy cùng chia sẽ với SAPA CHEMICALS Company (Mr. W.Cường – 0909.919.331)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Thanks
THC
Call me: +84909-919-331
Email: thchemicals@gmail.com